Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ với nhiều chuyên đề hấp dẫn như: làm báo đa phương tiện; làm báo bằng điện thoại; kỹ năng thực hiện bài phỏng vấn; viết về đề tài xây dựng Đảng; sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao,… đáp ứng kịp thời quá trình đổi mới của báo chí địa phương. Thông qua các khóa đào tạo bồi dưỡng này, các phóng viên nhà báo công tác tại báo, đài địa phương được tiếp cận những kỹ năng làm báo hiện đại, thay đổi tư duy cách thể hiện tác phẩm báo chí. Họ đã được đào tạo để trở thành những phóng viên đa năng, sử dụng thành thạo các loại hình báo chí khác nhau. Một nhà báo có thể vừa thu thập thông tin, vừa quay phim, chụp ảnh để độc lập sản xuất những sản phẩm báo chí đa phương tiện.
Sự chuyển biến mạnh mẽ từ các cơ quan báo chí địa phương
Thực hiện chương trình Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông và của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp, đổi mới cải thiện quy trình sản xuất, sáng tạo những sản phẩm báo chí có chất lượng, đáp ứng yêu cầu bạn đọc.
Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh ban hành Kế hoạch số 449/KH-PTTH ngày 16/10/2023 Chuyển đổi số của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác đinh các nhiệm vụ: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chất lượng nguồn nhân lực; Tập trung nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình, phát triển các sản phẩm báo chí số; Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nền tảng cho chuyển đổi số; Đẩy mạnh ứng dụng số trong hoạt động tổ chức và chuyên môn; Triển khai xây dựng Đề án chuyển đổi số; An toàn thông tin. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh ban hành Kế hoạch số 358/KH-PTTH ngày 29/8/2023 triển khai thực hiện “Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí” ban hành kèm theo Quyết định số 951/QĐ-BTTTT ngày 02/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Báo Kon Tum xây dựng và duy trì hiệu quả Chuyên mục “Chuyển đổi số”, đăng tải thường xuyên tin bài phản ánh công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số. Trong đó, đăng tải những bài viết về câu chuyện thành công về sử dụng các nền tảng, công cụ, sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số trong việc phát triển Làng số, như: Thúc đẩy chuyển đổi số phát hành ngày 03-8-2022; Khi ngưởi dân tham gia chuyển đổi số phát hành ngày 25-12-2022,…
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số báo chí địa phương, các cơ quan báo chí địa phương cần tận dụng triệt để các nguồn lực có sẵn, số hoá quy trình quản lý tòa soạn/cơ quan báo chí, giúp việc chỉ đạo, điều hành, giám sát hiệu quả hơn, đồng thời cần thực hiện một số nội dung:
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng và sự cấp thiết của việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông, lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên từ cấp trung ương đến địa phương.
-
Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông và lãnh đạo các cơ quan báo chí về các
kỹ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình chuyển đổi số báo chí; Phát triển các khóa đào tạo và nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an ninh mạng, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, nhằm hỗ trợ quá trình đổi mới sản xuất, phân phối nội dung, cũng như giám sát và đánh giá chất lượng thông tin.
- P
hát triển đa dạng sản phẩm báo chí số; ứng dụng các thành tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để tự động hóa quy trình sản xuất nội dung, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung hiệu quả.
- Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, dự báo, theo dõi và giám sát chất lượng thông tin, đồng thời phát triển chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành trong quá trình chuyển đổi số báo chí; Hỗ trợ cơ quan báo chí phát triển nền tảng phát thanh số, nền tảng truyền hình số, cùng với việc phát triển nền tảng báo chí điện tử.